Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Thai phụ ăn gì để con khỏe đẹp và thông minh?

Trước hết, bạn cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ các dưỡng chất cần thiết với tỷ lệ thích hợp. Một số thực phẩm và chất bổ sung nhất định có thể giúp bạn sinh ra những đứa con thông minh, khỏe đẹp. Bổ sung axit folic trước sinh Axit folic có vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào não của bào thai. Vì vậy, bạn nên bổ sung axit folic trước khi sinh. Một số thực phẩm tự nhiên chứa axit folic gồm đậu lăng, rau bina và các loại rau xanh khác. Thực phẩm giàu axit béo omega-3 Axit béo omega-3 rất cần thiết vì chúng góp phần sản sinh tế bào thần kinh. Axit béo omega-3 có nhiều trong các loại thực phẩm như cá hồi và các loại cá khác, trứng, hạt lanh, quả óc chó, thịt đỏ, rau bina, đậu hũ và ngũ cốc tăng cường sắt. Hoa quả và rau Quả việt quất, cà chua, rau xanh và đu đủ chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng chống lại các gốc tự do cản trở sự phát triển não của bào thai. Tuy nhiên, đừng quên ngâm rửa sạch sẽ trước khi ăn những thực phẩm này. Sắt Khi phụ nữ mang thai bị thiếu sắt, bào

Chăm sóc thai nghén có nguy cơ cao

Việc phát hiện các yếu tố nguy cơ, chẩn đoán xác định và chăm sóc thai nghén đối với những trường hợp phụ nữ có nguy cơ cao khi mang thai là vấn đề rất cần thiết để bảo đảm sự an toàn cho cả mẹ lẫn con. Phát hiện các yếu tố nguy cơ cao Thực tế 5 nhóm yếu tố nguy cơ có thể làm ảnh hưởng đến người mẹ trong quá trình mang thai có liên quan đến thai phụ, bệnh tật của người mẹ đã có từ trước, người mẹ có tiền sử thai sản nặng nề, sự ảnh hưởng của xã hội và sự bất thường phát sinh trong thai kỳ cần được phát hiện. Yếu tố nguy cơ có liên quan đến thai phụ: trước hết phải nói đến độ tuổi của thai phụ, nếu phụ nữ mang thai dưới 16 tuổi sẽ có nguy cơ dễ bị sinh khó, sinh non, tỉ lệ trẻ sinh ra bị tử vong trong thời kỳ chu sinh khá cao; nếu phụ nữ mang thai trên 35 tuổi cũng sẽ có nguy cơ dễ bị sinh khó, rối loạn nhiễm sắc thể, trẻ sơ sinh bị dị dạng và tỉ lệ trẻ tử vong trong thời kỳ chu sinh cũng rất cao. Đồng thời, thể trạng của phụ nữ khi mang thai cũng có ảnh hưởng, nếu phụ nữ quá béo trên 7

Viêm bàng quang cấp dễ gặp ở thai phụ

Bệnh hay gặp hơn ở phụ nữ mang thai và phụ nữ mãn kinh do ảnh hưởng của những biến đổi nội tiết tố. Mùa hè sắp đến thời tiết nóng, ẩm cũng là một trong những yếu tố gây bệnh khi cơ thể tiết nhiều mồ hôi nhưng lại đi tiểu ít đi. Biểu hiện viêm bàng quang Dấu hiệu và biểu hiện của bệnh có thể là cảm giác buồn tiểu thường xuyên hơn, mót đi tiểu nhưng chỉ có thể tiểu nhỏ giọt, tiểu ngập ngừng, ngắt quãng, phải rặn tiểu hoặc nhỏ giọt nước tiểu cuối bãi; Cảm giác nóng rát khi đi tiểu, cảm thấy hay buồn đi tiểu, tiểu ít, nước tiểu đục, nước tiểu có mùi khai hơn hay mùi khó chịu, đôi khi nước tiểu đục, tiểu đau, tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần hơn; Cơ thể có thể không sốt nhưng người mệt mỏi, đau ở vùng chậu và bụng… Một số trường hợp nước tiểu trào ngược từ bàng quang lên niệu quản và thậm chí tới cả thận. Hiện tượng buồn nôn, đau vùng thắt lưng và sốt có thể là những dấu hiệu của nhiễm khuẩn thận; Nếu không được điều trị kịp thời thì viêm bàng quang có thể dẫn đến viêm thận - bể thận cấp. Viêm

Các bệnh tuyến vú lành tính

Kể từ thời điểm phát triển đến khi mang thai và mãn kinh vú của người phụ nữ thay đổi liên tục. Nhiều thay đổi lành tính của vú có thể cần phải điều trị hoặc không. Tuy nhiên cũng không nên quá chủ quan khi thấy bất kỳ một thay đổi nào khác trên vú mà không có sự tư vấn hay thăm khám của các chuyên gia sản phụ khoa. Bất kỳ khối u nào trong vú cũng gây ra sự lo lắng cho người phụ nữ, nhưng không có nghĩa là tất cả các khối u là ung thư. Các biến đổi lành tính của tuyến vú là rất phổ biến. Bệnh lý này thường phát sinh từ các thành phần cấu tạo nên vú: biểu mô ống dẫn sữa, hoặc ở mô liên kết và mô mỡ. Có thể phân loại các bệnh lý lành tính tuyến vú làm 4 nhóm: Nhóm bệnh bẩm sinh hay phát triển bất thường của tuyến vú: tật thiếu núm vú, phì đại tuyến vú... Nhóm bệnh do nguyên nhân chấn thương và viêm nhiễm: Áp xe vú, lao tuyến vú, hoại tử mỡ .... Nhóm bệnh liên quan đến các ống tuyến sữa: Xơ nang tuyến vú, nang vú, u nhú trong ống dẫn sữa, giãn ống tuyến sữa... Nhóm bệnh liên quan đến tổ c

Cảnh báo sớm về ung thư buồng trứng

Bệnh nguy hiểm nhưng những triệu chứng lại rất âm thầm và khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Ung thư buồng trứng có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, những chị em thừa cân, béo phì hoặc chưa từng sinh đẻ và những trường hợp có người thân bị bệnh… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Những biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng Thường xuyên đau lưng: Đây là triệu chứng tiền kinh nguyệt mà rất nhiều trường hợp nữ giới gặp phải. Dấu hiệu này cũng đáng cẩn trọng với căn bệnh ung thư buồng trứng. Đau bụng dưới hoặc vùng chậu: Hiện tượng đau bụng dưới có thể là do sự co bóp cổ tử cung gây ra. Phụ nữ độ tuổi sinh sản khi thấy đau bụng dưới thường xuyên thì không nên chủ quan. Nếu cơn đau này xuất hiện trong khi bạn không có kinh, nó có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng. Nhiều trường hợp đau bụng dưới sau khi tiến hành siêu âm thì phát hiện ra mắc bệnh ung thư buồng trứng. Các giai đoạn phát triển ung thư buồng trứng. Đầy hơi, buồn nôn và nôn: là triệu chứng của những bệnh đặc trưng về

Trẻ nên ăn gì khi mẹ thiếu sữa?

Sau khi sinh con, người mẹ cần cho con bú sớm, bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú đến 24 tháng tuổi vì sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng và kháng thể, các chất dinh dưỡng ở tỉ lệ cân đối phù hợp với sự tiêu hóa và hấp thu của trẻ nhỏ. Nhưng vì một lý do nào đó mà người mẹ không đủ sữa cho con thì trong 6 tháng đầu ngoài việc tận dụng nguồn sữa mẹ, nhất thiết phải chọn giải pháp ăn thêm sữa ngoài. Ăn thêm sữa ngoài có 2 cách để lựa chọn là cho trẻ bú nhờ hoặc cho trẻ ăn thêm sữa bột công thức. Bú nhờ là thói quen của nhiều bà mẹ trước kia vì có thể mẹ ít sữa, mẹ phải đi làm xa, đồng thời vì lúc đó sữa bột công thức còn hiếm và đắt. Hiện nay, có ngân hàng sữa mẹ đó cũng là hình thức bú nhờ nhưng không phải là đứa trẻ bú trực tiếp sữa của bà mẹ. Bú nhờ sữa từ ngân hàng sữa cũng là bú mẹ và sữa mẹ nào cũng tốt cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bú nhờ cũng có nguy cơ lây truyền bệnh truyền nhiễm qua đường sữa và máu. Vì vậy, khi cho trẻ đi bú trực thì gia đình trẻ cần lựa chọn bà mẹ khỏe mạnh, b

Tiểu đường trong thai kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch của thai nhi

Bệnh tim bẩm sinh ảnh hưởng đến gần 1/100 trẻ em sinh ra ở Hoa Kỳ trở thành dị tật bẩm sinh phổ biến nhất. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng gây ra khác nhau, từ cơ tim yếu và không có triệu chứng cho các biến dạng tim nghiêm trọng cần phải phẫu thuật. TS. Nakano trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: Mức đường trong máu cao không chỉ có hại cho người lớn, mà còn nguy hiểm cho việc phát triển của bào thai, hiểu rõ hơn về cơ chế làm tăng lượng đường trong máu gây ra các bất thường ở bào thai sẽ giúp tìm ra các liệu pháp điều trị mới. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng khi phát triển tế bào tim ở mức glucose cao, các tế bào này tạo ra nhiều khối DNA hơn bình thường dẫn tới kích thích tế bào tiếp tục tái sản xuất hơn là phát triển hoàn thiện. Trẻ sinh ra từ những bà mẹ có lượng đường trong máu cao trong thời kỳ mang thai có nguy cơ mắc chứng rối loạn cao gấp từ 2-5 lần so với những đứa trẻ khác. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, khi tiếp xúc với glucose nhiều hơn, các tế bào tim mạch